Trong các bài viết này, tôi sẽ cố gắng trình bày những định nghĩa, khái niệm mà có thể giúp các bạn hiểu về lập trình Java một cách trực quan nhất. Khi bạn tìm hiểu về Java thì bạn cũng cần phải trang bị những kiến thức cơ bản về lập trình, đã biết lập trình C, và kiến thức về máy tính đủ để có thể cài đặt phần mềm và sử dụng để code trên các IDE hỗ trợ lập trình Java.
Bên cạnh đó, bạn cần phải chủ động tìm hiểu những vấn đề mà mình thắc mắc và chưa tìm được cách giải quyết bằng cách search Google, tìm trong các ebook, hỏi thầy/cô, bạn bè, và trên các diễn đàn. Bạn nên nhớ khi hỏi về vấn đề gì đó hãy tuân thủ quy tắc “WWH” (What – Why – How) để được trợ giúp 1 cách tốt nhất và vấn đề mà bạn hỏi được cụ thể và rõ ràng.
Mỗi bài viết sẽ là 1 khoảng thời gian mà các bạn sẽ dành ra để học, tôi nghĩ các bạn nên dành ra 8 tiếng / ngày để học (3 tiếng dành cho lý thuyết; 2 tiếng dành cho giải trí: facebook, yahoo, game…; 3 tiếng dành cho việc thực hành, áp dụng các định nghĩa, khái niệm để coding).
Việc học có thể chia ra làm 6 cấp độ:
1. Biết: có thể bạn biết Java qua 1 người bạn học khi ngồi trà đá chém gió, qua internet, qua công nghệ di động,….
2. Hiểu: À, bạn đã biết Java nhưng bạn chưa biết Java là cái gì? Có ứng dụng thực tế gì? Có thể làm gì cho bạn? Hay Java có các features nào để giúp bạn lập trình OOP tốt nhất?...Bạn sẽ tìm các ebook về Java, lên Google tìm kiếm với từ khóa “Java”….Bạn đọc các khái niệm, các chỉ dẫn về ngôn ngữ….Lúc đó bạn có thể hiểu các features của Java cũng như ngôn ngữ Java.
3. Áp dụng: OK, bạn đã hiểu tính năng cũng như đặc điểm của ngôn ngữ Java, và để có thể hiểu thực sự về coding bằng Java thì bạn hãy thực hành. Vâng, thực hành là việc sẽ giúp bạn hiểu nhanh nhất, chắc nhất về những khái niệm, định nghĩa của phần lý thuyết. Bạn hãy cố gắng gõ từng chữ, từng câu lệnh để cho quen với cú pháp.
Bạn không nên ngồi view code, rồi thần mặt ra vì code “ảo” quá, hay cảm giác việc coding 1 chương trình quá rắc rối, quá khó và nản chí. Lập trình rất phức tạp nhưng nó sẽ bớt phức tạp nếu bạn chủ động nghiên cứu và thực hành nó.
4. Phân tích: đây là việc rất quan trọng trong bất cứ lĩnh vực mà không chỉ riêng gì lập trình, trong cuộc sống khi đưa ra những quyết định, những giải pháp nào đó cho 1 vấn đề cần giải quyết. Bạn đừng bỏ qua việc này nhé, hãy cố gắng sử dụngflow-chart, prototype, gạch chân những yêu cầu,…để đưa ra những quyết định, định hướng cho vấn đề của mình.
5. Tổng hợp: bạn hãy cố gắng tổng hợp lại những kiến thức trong ngày mà bạn học được nó sẽ giúp bạn tổ chức lại các kiến thức và “găm” vào bộ não của bạn. Nhớ lâu và dễ nhớ là những tiêu chí rất quan trọng!
6. Đánh giá
Tóm lại bạn nên focus vào xem bạn đang ở bậc nào để có thể tập trung vào tìm hiểu cho phù hợp.
Bạn bỏ qua về lịch sử ra đời Java, nhưng bạn hãy tìm hiểu tại sao Java ra đời, được phát triển mạnh mẽ và ứng dụng nhiều như hiện nay: trong công nghệ phần mềm, web, mobile, …
Khi bạn tìm hiểu về lập trình OOP có thể bạn sử dụng PHP, C# hay bất cứ ngôn ngữ lập trình nào có hỗ trợ OOP nhưng tôi nghĩ bạn hãy lựa chọn Java là ngôn ngữ để học và hiểu OOP.
Download, cài đặt, cấu hình môi trường làm việc trong Java.
Là 1 người lập trình, tạo ra hay phát triển các ứng dụng bằng Java, có lẽ việc đầu tiên mà bạn cần làm không phải là code mà là download bộ JDK về cài đặt rồi mới bắt tay vào lập trình. JDK chứa các công cụ và các thư viện cần thiết để bạn có thể phát triển ứng dụng trên nền tảng ngôn ngữ Java.
Bạn có thể tìm thấy phiên bản JDK mới nhất tại đây:
http://www.oracle.com/technetwork/java/javase/downloads/index.html
Oracle cung cấp cho bạn rất nhiều các phiên bản Java(J2SE, J2EE, J2ME, Java Card,…). Chúng ta đang tìm hiểu và học lập trình Java 2 Standard Edition. J2SE có 2 bộ cài đặt là JDK và JRE, JDK luôn được cài trên máy của lập trình viên phát triển ứng dụng Java; JRE được sử dụng để cài đặt trên máy tính Client, máy tính người dùng cá nhân – những người chỉ quan tâm sử tới việc sử dụng chương trình Java của bạn chứ không quan tâm tới việc lập trình Java, vì thế nó chỉ có những công cụ và thư viện cơ bản để chạy ứng dụng Java mà thôi.
Điều mà hầu hết các bạn quan tâm khi học 1 ngôn ngữ lập trình ngoài các kiến thức về ngôn ngữ đó cũng như kỹ thuật lập trình thì bạn còn quan tâm tới việc sử dụng IDE nào để lập trình và quản lý dự án, mã nguồn tập trung. Tôi xin đề cử 2 IDE tốt nhất cho bạn:
1. Netbeans IDE (Download)
2. Eclipse for Java Developer (Download)
Bạn đã tải bộ JDK về chưa? Nếu chưa hãy tải nó về và cài đặt bình thường. Tiếp đến, chúng ta sẽ cấu hình môi trường chạy Java thông qua Command Line (MS-DOS).
(Hiện tại khi viết bài này, tôi cài đặt bản JDK 7u9 mới nhất. Phiên bản JDK có thể mới hơn hoặc cũ hơn)
Sau khi đã cài đặt xong Java, bạn hãy tìm đến thư mục cài đặt Java mà bạn đã chỉ định cài đặt ở trong máy tính của bạn. Đường dẫn mặc định như sau:

Bạn hãy copy đường dẫn đó và sau đó bạn nhấn tổ hợp phím (ALT + PAUSE) để hiển thị hộp thoại System Properties. Sau đó thực hiện tuần tự các bước sau:

Tại bước số 5, bạn paste đường dẫn mà đã copy vào sau dấu ; của mỗi chuỗi giá trị -> OK
Bạn đã cấu hình xong môi trường chạy Java, ta sẽ thử test xem cấu hình vậy đã ok chưa. Bạn mở Command Line lên (Start Menu -> Run -> gõ: cmd)
Tại dấu nhắc câu lệnh MS-DOS, bạn gõ javac. Nếu kết quả hiển thị ra như sau thì bạn đã cấu hình thành công.

Với bài đầu tiên hy vọng bạn sẽ nắm được cách cài đặt và cấu hình môi trường chạy Java. Ở bài tiếp theo chúng ta sẽ tìm hiểu 1 vài đặc điểm của ngôn ngữ lập trình Java.